Tin tức

Tin tức

Samsung, LG tái cấu trúc

Samsung, LG đang chuẩn bị kế hoạch tái cấu trúc nhằm ứng phó với dịch COVID-19, xung đột thương mại Mỹ Trung và nhằm nâng cao lợi nhuận. Ngày 2/2 Samsung Electronics thông báo kế hoạch sát nhập M&A lớn trong tương lai gần. Đây là kế hoạch sát nhập đầu tiên của hãng kể từ khi sát nhập công ty điện tử xe hơi Harman năm 2017. Hãng không tiết lộ kế hoạch chi tiết nhưng dự kiến đó sẽ là một công ty sản xuất chất bán dẫn. Viêc sát nhập đảm bảo sự tăng trưởng của hãng khi sản xuất điện tử toàn cầu bị gián đoạn do dịch COVID-19 và xung đột thương mại Mỹ Trung. Samsung ngừng các kế hoạch sát nhập khi Phó Chủ tịch hãng Lee Jae-yong vướng vòng lao ký nhưng kế hoạch lại được đẩy mạnh khi Toà kết án Phó Chủ tịch Lee 2 năm 6 tháng tù.

LG dự kiến bán đi mảng sản xuất điện thoại di động mà sẽ tập trung vào trí tuệ nhân tạo AI, robot và thiết bị điện. LG được cho sẽ cấu trúc lại tổ chức, bán bớt và xoá một số mảng kinh doanh. Ngay cả khi đã bán bớt mảng kinh doanh thì doanh số LG cũng vẫn tiếp tục tăng vì nhiều biện pháp được thực hiện để tăng doanh thu từ IoT, robot và xe tự lái. LG Electronics thiết lập liên danh sản xuất xe ô tô điện với  Magna International, thiết bị kết nối xe hơi  connected cars với Qualcom của Hoa Kỳ. Mảng sản xuất điện thoại di động đang được Vingroup, Google, Facebook, Volkswagen đàm phán để mua lại.

20/4/2021 LG thông báo chuyển đổi nhà máy sản xuất điện thoại di động Hải Phòng sang sản xuất thiết bị gia dụng

Ngày 20/4, công ty con LG Electronics tại Việt Nam thông qua hội sở toàn cầu thông báo sẽ chuyển dây chuyền sản xuất của nhà máy và hoàn thành việc sắp xếp lại nhân lực trong năm nay, sau đó sẽ công bố kế hoạch đầu tư bổ sung.

“Việc ngừng sản xuất điện thoại thông minh là một phần trong quá trình tái cơ cấu danh mục sản phẩm cốt lõi của LG Electronics”, người phát ngôn của LG Electronics tại Việt Nam cho biết. "LG Electronics sẽ tổ chức lại và mở rộng sản xuất tại Việt Nam bằng cách tập trung vào sản xuất các sản phẩm có nhu cầu cao trên toàn thế giới, chẳng hạn như thiết bị gia dụng."

28/3/2022 LG bán lại mảng sản xuất thiết bị xạc không dây di động cho BH

BH nhà sản xuất bảng mạch FPCB đã mua lại mảng sản xuất thiết bị xạc không dây di động của LG và đặt tên mới là BH EVS. Mảng thiết bị này trước do LG Innotek sản xuất và cung cấp cho các khách hàng sản xuất ô tô tại thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. 

BH từ năm 2021 đã tiến hành đầu tư nhà máy FBCB thứ ba tại Việt Nam dự kiến đưa vào hoạt động tháng 7 năm nay. BH dự kiến sẽ tăng thị phần trong lĩnh vực RFPCB sau khi Samsung Electro-Mechanics rút khỏi mảng sản xuất này. iPhone 13 RFPCB sử dụng hơn 50% do BH sản xuất, 30% do Samsung Electro-Mechanics sản xuất và 10% do Youngpoong Electronics.

28/4/2023 LG sẽ bán mảng kinh doanh màng IT

Mảng IT thuộc bộ phận kinh doanh vật liệu IT, chủ yếu là màng triacetate cellulose (TAC) cho màn hình LCD. LG dừng hoạt động nhà máy hóa dầu tại Yeosu và chuyển dây chuyền styrene monomer về nhà máy Daesan, coi các sản phẩm này là thứ yếu.

Đầu tháng này LG Display đã mua 14 bằng sáng chế micro LED từ nhà sản xuất Đài Loan Ultra Display Technology (UDT) dùng cho công nghệ thực tế tăng cường (augmented reality - AR), thực tế ảo (virtual reality - VR), màn hình  head-up display (HUD). Với micro LED, khó khăn sản xuất lớn nhất là chuyển mật độ dày đặc chip kích thước 10 micrometers (μm) vào vị trí chính xác. Nếu không chính xác thì sẽ phải sửa chữa thay thế, dẫn đến giá thành sản xuất cao.  

10/9/2024 Samsung SDI bán lại mảng sản xuất phim phân cực

Mảng sản xuất này sẽ được bán cho 1 công ty Trung Quốc cùng ngành. Phim phân cực được dùng để sản xuất màn hình LCD. Samsung SDI sẽ tập trung vào lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn như pin cho xe điện.

 

 

Smart City Asia 2025

Triển lãm Quốc Tế Thành phố Thông Minh lần thứ 04 (Smart City Asia 2025) là sự kiện chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ, Giải pháp thành phố thông minh tại Việt Nam được bảo trợ bởi Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

Smart City Asia 2025 – Smart and Sustainable
Thời gian: 07 - 09/05/2025 
Địa Điểm: Sảnh A-B, Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, Q7).

ADB thành lập quỹ hỗ trợ loại bỏ nhiệt điện đốt than

Ngày 3/11, Ngân hàng phát triển Châu Á thông báo thành lập quỹ hỗ trợ loại bỏ nhiệt điện đốt than ở Châu Á trị giá hàng tỷ đô la với sự trợ giúp của các tổ chức tài chính, trước tiên là Indonesia và Philippines, sau đó đến Việt Nam. Tại Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26), các nước đã đồng ý thiết lập khung hành động để giảm phát thải các bon và gây ô nhiễm môi trường. 

Cùng ngày, ADB thông báo sẽ làm việc với chính phủ Indonesia và Philippines để giảm phát thải lượng carbon. Với sự hỗ trợ và hỗ trợ tài chính của chính phủ phương Tây và Nhật Bản, một tổ chức sẽ được thành lập để thúc đẩy việc chuyển đổi từ nhiệt điện đốt than sang năng lượng ít gây ô nhiễm môi trường. Thúc đẩy quá trình cacbon hóa thấp thông qua quỹ nhằm mục đích sớm xóa bỏ nhiệt điện than và một quỹ đầu tư vào năng lượng tái tạo và thiết bị lưu trữ điện. Mục tiêu sẽ xóa bỏ khoảng 5-7 nhà máy nhiệt điện đốt than. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài hai nước này, Việt Nam dự kiến ​​cũng sẽ giảm sử dụng than.

16/1/2024 Korea Southern Power Company triển khai lò hơi sinh khối

Korea Southern Power Company ký hợp đồng với Korea Environment Corporation triển khai dự án "Giảm khí thải nhà kính" bằng các lò hơi sinh khối Gyuwon Tech cho các nhà máy sản xuất lốp xe tại Tây Ninh. Korea Southern Power dự kiến giảm 80.000 tấn khí thải nhà kính trong 10 năm tới qua dự án này.

5/3/2024 Chính phủ Úc tài trợ giảm phát thải các bon tại Đông Nam Á

Thủ tướng Úc tuyên bố Úc sẽ tài trợ 2 tỷ đô la Úc cho các nỗ lực giảm phát thải các bon tại Đông Nam Á trong lễ kỷ niệm 50 năm Hợp tác và Hữu nghị Asean.

 4/9/2024 Viện nghiên cứu Dầu khí ký hợp đồng với Black & Veatch nghiên cứu CCUS

Viện Nghiên cứu Dầu khí thuộc PVN đã ký hợp đồng với hãng Black & Veatch nghiên cứu áp dụng công nghệ Lưu trữ, Sử dụng Các bon (CCUS) tại 3 nhà máy nhiệt điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí.

Chuyên mục phụ