Tin tức

Tin tức

GSA xác nhận 70% nhà mạng chuyển sang 42 Mbps DC-HSPA trong 3 tháng qua

Theo báo cáo mới từ GSA (Global mobile Suppliers Association) các nhà khai thác đang nhanh chóng nâng cấp lên chuẩn  HSPA + dual cell HSPA+ technology (DC-HSPA+), để nâng cao hiệu suất sử dụng mạng băng rộng di động để cải thiện chất lượng người dùng. GSA xác nhận rằng 39 mạng HSPA + đã được triển khai, tăng 70% so với ba tháng trước đó. Ít nhất là 26 mạng HSPA + đã đang triển khai hoặc có kế hoạch triển khai.

DC-HSPA + kết hợp điều chế 64QAM tăng gấp đôi băng thông bằng cách sử dụng sóng mang kép (2 × 5 MHz = 10 MHz). Chuẩn này được giới thiệu bởi phiên bản 3GPP Release 8, cho phép một khả năng tải dữ liệu xuống theo lý thuyết là 42 Mbps. Đối với đường truyền lên, sử dụng điều chế 16 QAM thay cho QPSK làm tốc độ truyền tăng gấp đôi lên 11,5 Mbps. DC-HSPA + đang tiếp tục mở rộng chuẩn để đường truyền lên đạt 23 Mbps.

Hiện nay có 410 nhà khai thác mạng HSPA, xác nhận rằng WCDMA HSPA đã thương mại trên mạng của họ. Kể từ khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên tháng 2 năm 2009, HSPA + (HSPA Evolved) đã trở thành một công nghệ dùng phổ biến. Tổng cộng có 193 nhà khai thác cam kết triển khai mạng HSPA + ở 83 quốc gia. 136 hệ thống HSPA + đã được triển khai thương mại trong 69 quốc gia, có nghĩa là cứ 1 trong 3 nhà khai thác HSPA đã triển khai HSPA + trên mạng của họ.

Alan Hadden, Chủ tịch của GSA cho biết: "HSPA + LTE công nghệ hoàn chỉnh cho 3GPP, và điều này được chứng minh bởi thực tế thị trường. Dữ liệu GSA khẳng định rằng hai phần ba các nhà khai thác DC-HSPA + mạng cũng cam kết sẽ triển khai mạng LTE thương mại. "

Tình hình triển khai HSPA và HSPA + toàn cầu:

446 nhà mạng cam kết chuyển sang HSPA từ 170 quốc gia
410 mạng HSPA thương mại 162 nước
136 mạng thương mại HSPA Evolution (HSPA +) trong 69 quốc gia
33% mạng HSPA thương mại sẽ chuyển sang HSPA +
89 mạng thương mại HSPA + h trợ tốc độ tải dữ liệu xuống 21 Mbps
8 mạng thương mại HSPA + hỗ trợ tốc độ tải xuống 28 Mbps
39 mạng hỗ trợ DC-HSPA + cho tốc độ dữ liệu tải xuống 42 Mbps
Uplink tốc độ cũng ngày càng tăng: 40% các nhà khai thác HSPA chuyển sang HSUPA
Ít nhất 92 mạng HSUPA (trên 55%) hỗ trợ 5,8 Mbps tốc độ dữ liệu truyền lên; 9 mạng hỗ trợ truyền lên cao nhất 11,5 Mbps

Featured

Vietnam Coast Guard received the first aircraft C212-400 maritime surveillance

Flight Global said Airbus Military Company of Spain has been transferred to the Coast Guard Vietnam the first maritime reconnaissance aircraft C212-400 Patrullero.

This is the first Patrullero C212-400 in the package contract to buy three C212-400 Patrullero which Vietnam has signed with Airbus Military. Under the leadership of Airbus Military, the second aircraft will be delivered late in 2011 and a thirt will be in early in 2012.

The pilots and technical personnel of the Vietnam Coast Guard has been trainned at the Airbus training center in Seville (Spain).

C212-400 aircraft to provide Vietnam Patrullero equipped with modern equipment on board, including flight control system.

C-212-400 Patrullero is multifuntion marine reconnaissance aircraft, witch produced by CASA (Spain) company ​​on the basis of transport aircraft Aviocar С-212. This is the latest variant of the aircraft Aviocar.

C-212-400 Patrullero have first flight in 1997, is responsible for patrolling the waters over a period of 8 hours of continuous operation within 1000 miles. In 1998, C-212-400 Patrullero conducted mass production.

Aircraft equipped with radar to ensure scouring observed in 360 degree, television camera, infrared and data transmission system via satellite. On the plane the missile hardpoints 68mm or 70mm, machine guns and two torpedo Stingray Light, Mk.46 or A 244 / S.

Cockpit is equipped with electronic control system (Electronic Flight Instruments) with a CRT display systems and data integration engine (Engine Integrated Data System) with two color liquid crystal display.

Currently, the aircraft has been provided for the Navy Venezuela (2 units), Air Force of Suriname (2 units), Dominican Republic (2 units transport version), Ministry of Agriculture and Fisheries Spain (3 units).

Featured

Châu Á - TBD đẩy mạnh đầu tư thiết bị bảo mật

Thị trường thiết bị bảo mật khu vực châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản trong năm 2010 có mức tăng trưởng 14% so với 2009, đạt 1,1 tỷ USD doanh thu tại các nhà máy, theo IDC.

Báo cáo của IDC cho biết, sự tăng trưởng mạnh phần lớn là nhờ sự trỗi dậy của phân khúc thị trường thiết bị tường lửa (Firewall)/VPN, Quản lí bảo mật hợp nhất (Unified Threat Management - UTM), và hệ thống chống xâm nhập (Intrusion Prevention System - IPS).

Năm 2010 đánh dấu sự tăng lên về mặt nhận thức đối với bảo mật thông tin, sau khi một số lỗ hổng bảo mật được công khai trên các phương tiện thông tin. Nhờ đó các công ty đã chi tiêu nhiều hơn cho thiết bị bảo mật.

Các vụ tấn công gây mất an ninh thông tin gần đây cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng đáng kể về số lượng các dịch vụ bảo mật và các tiêu chuẩn trên thị trường. Các tổ chức phải bảo vệ thông tin nhạy cảm, và trong nhiều trường hợp, cần thực hiện các quy định cụ thể để đảm bảo an ninh thông tin chắc chắn", ông Naveen Hegde, nhà phân tích thị trường nghiên cứu phần mềm châu Á – Thái Bình Dương của IDC nói. Nhiều CIO giờ đây coi trọng vấn đề an toàn thông tin, và xem như đó là một nhân tố kích thích tăng doanh thu. Chính vì vậy họ thấy cần phải đầu tư vào các thiết bị bảo mật để đảm bảo sự bền vững của công ty.

Nhìn chung trong năm 2010, Cisco vẫn dẫn đầu thị trường thiết bị bảo mật, Juniper ở vị trí thứ hai, tiếp theo là Check Point, Fortinet và TopSec.

Thị trường quản trị nội dung, bao gồm an ninh cho web và tin nhắn, đã tăng trưởng mạnh trong năm 2010 và tăng 48% so với năm 2009. Đối với các công ty, Web 2.0 tiếp tục là thách thức lớn về việc rò rỉ thông tin khi mà họ vừa phải đối phó với các rủi ro truyền thông trên mạng xã hội vừa phải đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng.

Người dùng trong khu vực vẫn đang có xu hướng lựa chọn các thiết bị bảo mật vừa tiết kiệm chi phí vừa dễ quản lý với nhiều năng được tích hợp trên cùng một thiết bị. Vì vậy, thị trường UTM tăng trưởng 16% so với năm 2009, còn thị trường IPS tăng 13% so với năm 2009. Chính các quy định bắt buộc như PCI, đã dẫn dắt thị trường IPS phát triển.

Dự báo thị trường thiết bị bảo mật Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2011-2015 (theo doanh thu khách hàng)

Thị trường thiết bị bảo mật ở châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ đạt đến 2,8 tỷ USD vào năm 2015 về doanh thu khách hàng với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 15,6%.

IDC dự đoán Châu Á - Thái Bình Dương sẽ có tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước ASEAN. Tuy nhiên, an ninh thông tin làm gia tăng tính phức tạp của cơ sở hạ tầng, nên các CIO và người dùng cuối trong tất cả các ngành đang tìm mọi cách để tối ưu hóa. Chức năng UTM đang dẫn đầu đường đồ thị nhu cầu và dự báo sẽ chiếm 39% thị trường thiết bị bảo mật vào năm 2015 so với 27% trong năm 2010.

Quản lý nội dung và IPS cũng là những mảng được IDC dự đoán sẽ có tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2010 – 2015.

http://www.pcworld.com.vn/articles/chuyen-muc/an-toan-thong-tin/2011/05/1225883/chau-a-tbd-day-manh-dau-tu-thiet-bi-bao-mat/

Chuyên mục phụ